Kinh nghiệm đầu tư BĐS nghỉ dưỡng

Một trong những loại hình bất động sản được ưa chuộng trong những năm gần đây là bất động sản nghỉ dưỡng. Nhất là trong bối cảnh nền du lịch mở cửa trở lại sau thời điểm dịch bệnh kéo dài. Vậy hiện nay các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng được pháp luật quy định ra sao? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này trong bài viết dưới đây cùng Prime Home nhé.

I. Bất động sản nghỉ dưỡng gồm những gì?

Bất động sản nghỉ dưỡng có rất nhiều loại. Có thể là căn hộ du lịch, biệt thự du lịch hoặc nhà phố du lịch. Hiện nay pháp luật hiện hành không có quy định rõ định nghĩa về bất động sản nghỉ dưỡng. Tuy nhiên theo Điều 48 Luật Du lịch 2017 thì căn hộ du lịch, biệt thự du lịch được xếp vào các loại cơ sở lưu trú du lịch. Tóm lại, có thể hiểu chung đây là các bất động sản được xây dựng tại các khu du lịch, khu nghỉ dưỡng sau đó bán lại cho các cá nhân, tổ chức.

II. Đặc trưng bất động sản nghỉ dưỡng

Điểm đ khoản 2 điều 10 Luật Đất đai và Phụ lục 01 ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT ban hành ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định việc sử dụng đất vào mục đích kinh doanh dịch vụ thuộc loại đất thương mại, dịch vụ. Vì vậy, đất du lịch nghỉ dưỡng cũng được xếp vào loại đất thương mại, dịch vụ.
Đó cũng là một trong các lý do mà khi đầu tư vào loại hình bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng thì cần phải chú ý tới Điều 153 Luật Đất đai 2013. Đây là quy định về các trường hợp chủ thể sử dụng đất thương mại, dịch vụ. Cụ thể:
“1. Đất thương mại, dịch vụ bao gồm đất xây dựng cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ và các công trình khác phục vụ cho kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
…..
2. Việc sử dụng đất thương mại, dịch vụ phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và các quy định về bảo vệ môi trường.
3. Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài khác; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài……
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất thương mại, dịch vụ thông qua hình thức Nhà nước cho thuê đất; thuê đất, thuê lại đất của tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.”

III. Thời gian sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là bao lâu?

Thời gian sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong trường hợp là đất được bàn giao để thực hiện dự án thương mại dịch vụ thì thời hạn sử dụng chỉ 50 năm theo Khoản 3 Điều 126 Luật Đất đai 2013. Như vậy thông thường thời gian sở hữu bất động sản nghỉ dưỡng là 50 năm.
Tuy nhiên, đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất không quá 70 năm.
Thực chất bất động sản nghỉ dưỡng ngày càng phổ biến tuy nhiên tính pháp lý của nó lại chưa rõ ràng. Một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi ở đây đó chính là việc cấp Giấy chứng nhận (hay thường được gọi là sổ đỏ) cho các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng. Đó cũng là lý do khiến cho việc bổ sung các quy định về bất động sản nghỉ dưỡng được cân nhắc trong dự thảo Luật Đất đai và Luật Kinh doanh bất động sản mới nhất.
Công văn Số 703/BTNMT-TCQLĐĐ được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 14/02/2020 Hướng dẫn chế độ sử dụng đất và việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng không phải nhà ở có đề cập đến việc cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình cho bên nhận chuyển nhượng căn hộ du lịch, biệt thự du lịch. Cụ thể:
“Trường hợp các dự án có công trình căn hộ du lịch, biệt thự du lịch có đủ điều kiện được chuyển nhượng theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản thì việc chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng cho bên nhận chuyển nhượng được thực hiện theo quy định tại Điều 32 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Đất đai, Khoản 22 Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ, sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai”.
Như vậy có thể thấy rằng các quy định pháp luật liên quan đến loại hình bất động sản này còn khá mơ hồ. Tuy nhiên bạn đọc có thể yên tâm vì các dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai đang được Quốc hội thảo luận rất tích cực. Trong tương lai tính pháp lý của các loại hình bất động sản nghỉ dưỡng sẽ được quy định rõ ràng, triệt để.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0919881588